Có lẽ khi nhìn hình ảnh cụ bà tóc bạc, lưng cong cong cặm cụi bên những mảng màu giá vẽ, ta lại nhớ tới làng họa sĩ Cổ Đô với những người nông dân đam mê vẽ tranh, coi bức tranh đẹp như sinh mạng của mình.
Cụ bà kỳ lạ ấy tên thật là Lê Thị Thi, sinh năm 1920, quê gốc ở Thanh Hóa. Mặc dù cha cụ là một ông cử có tiếng ở làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên hồi đó cả 8 anh chị em đều không ai được cha mẹ cho đi học. Thế nhưng vì mê cái nét chữ nguệch ngoạc và mê những tác phẩm văn chương của cha mà cả 8 anh chị em đã tự mày mò học chữ.
Hàng ngày, cụ vẫn lên mạng internet để nhìn ngắm những tác phẩm của danh họa mà mình yêu thích. Vì niềm đam mê ấy mà cụ đã có những tác phẩm của riêng mình, những mảnh ghép tâm hồn và ký ức đầy ắp trong căn phòng nhỏ.
Thế là hai bà cháu cùng vẽ, cùng học. Bà vừa dạy cháu vẽ những hình khối cơ bản vừa tìm hiểu về lĩnh vực hội họa bằng cách đọc say mê những sách hướng dẫn vẽ tranh của cháu. Đến khi ngồi dạy cháu học bài, để bài học thêm sinh động, dễ hiểu, mỗi khi dạy đến một chữ cái nào đó, bà thường vẽ hình minh họa. Giờ đây, bà vẫn giữ được quyển sổ dạy cháu học từ cách đây hơn hai chục năm.
Giờ đây, bằng trí nhớ của mình, cụ lại vẽ tất cả những gì mình cảm nhận được trong những bước đời mình đã trải qua. Ban đầu chỉ là những bức vẽ về đề tài đứa cháu nội bi bô đánh vần, tiếp đến là những bức tranh đẹp tái hiện ký ức về làng quê nơi cụ từng sinh sống hoặc đi qua như đồng lúa, mái đình, cây đa, ao làng, mái tranh rơm rạ… Cụ thích vẽ những điều giản dị từ cuộc sống.
Giờ đây, ở tuổi 95 cụ vẫn miệt mài sáng tạo. Cụ bảo: “Tôi vẽ rất nhanh, cứ như có gì bên trong thôi thúc, khi ngồi trước giá vẽ, bút màu, các nét vẽ cứ tự nhiên hình thành mà không cần vẽ nháp, không cần phác họa gì cả, cứ thế chấm màu lên luôn”.